Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Bế kinh

                                           BẾ KINH

I. ĐẠI CƯƠNG
      Sự phát dục bình thường của phụ nữ trung bình trên dưới 14 tuổi thì có kinh nguyệt. Nếu quá 18 tuổi mà kinh nguyệt không thấy gọi là bế kinh nguyên phát; hoặc thấy rồi lại ngưng ( phụ nữ đã hành kinh như thường nhưng trên 3 tháng không hành kinh) gọi là bế kinh thứ phát. Bế kinh có thể do thiếu máu, u buồng trứng, bộ phận sinh dục kết hạch. Còn như phụ nữ không có chồng, miên mạc bế tỏa, âm đạo bế tỏa, sự phát dục của tử cung không toàn vẹn hoặc lúc có mang, lúc cho con bú mà kinh dừng lại, hoặc trường hợp ám kinh thì đều không thuộc kinh bế.
     Bệnh bế kinh ở nội kinh đã nói 1 cách toàn diện, như thiên Âm dương biệt luận sách Tố Vấn có nêu ra: " Bệnh về nhị dương ( kinh dương minh) phát ra ở tâm tỳ, người bệnh có nội uất khúc khó nói ra, nếu là con gái thì bị kinh bế". Thiên Bình nhiệt luận nói: " Kinh nguyệt không hành là huyết mạch ở tử cung bị bế lại". Thiên Khúc trung luận cũng có nói: " Bệnh gọi huyết khô... là kinh không suy kém không hành".
     Sách Kim quỹ lại nêu ra: " Bệnh của phụ nữ là do hư, do tích lạnh, do kết khí, mà sinh ra chứng bị tắc kinh nguyệt".
      Bế kinh phần nhiều do huyết ngưng lại vì bất điều thì huyết cũ không ra hết, huyết mới đi lạc đường, từ đó huyết ứ kết lại sinh bế kinh. Nhưng cũng có khi vì tỳ vị thương tổn mà sinh bế kinh, vì thế không nên cho tất cả đều là huyết ngưng; có khi vì thức ăn đình trệ làm cho tỳ vị bị tổn hại thì nên tiêu thực kiện tỳ, tỳ khí vượng sinh được huyết mà kinh tự thông; có khi đang hành kinh lạnh hoặc ăn đồ lạnh chua làm ngưng tích lại, huyết không lưu thông được thì sử dụng tân ôn,  hoạt huyết hành khí. Người khỏe mạnh âm huyết dồi dào mà bị cảm phong hàn hoặc ăn đò lạnh làm cho khí trệ huyết ngưng gây kinh bế thì cần sử dụng thông khí hoat huyết ngưng gây kinh bế thì cần sử dụng thông kinh khí hoạt huyết để thông kinh, đó là kinh bế do khí trệ.
     Người tiên thiên bất thúc hoặc sau bệnh nặng hoặc sản hậu không được điều lý đúng cách, làm cho chân âm suy tổn, họa ngiệt ngào đốt hoặc âm hư họa vượng, can không sinh huyết hoặc đẻ nhiều mất huyết, hoặc vì bị sốt lâu và ra mồ hôi trộn làm hỏa huyết, nên sử dụng tư âm giáng họa, dưỡng huyết thanh họa mà điều trị.
     Các y gia đời sau cho rằng khi thay đổi về sinh hoạt tập quán, bị trùng tích lâu ngày, khí huyết hao tổn, con gái thiên tiên bất thúc, thận khí chưa đầy đủ củng có thể gây nên kinh bế. Kinh bế chia ra làm 2 loại: chứng hư và chứng thực.

Chữa bế kinh bằng đông y

A. BẾ KINH DO CHỨNG HƯ

1. Nguyên nhân
1.1. Huyết hư
        Do những chứng thổ huyết, khạc huyết, tiện huyết, sẩy thai hay sinh đẻ nhiều mà mất huyết quá nhiều; hoặc bị trùng tích lâu ngày, hao tổn khì huyết mà làm cho huyết hư.
1.2. Tỳ hư
      Ăn uống không điều độ, nhọc mệt quá sức, tỳ khí hư, nguồn sinh hóa không đủ, bể huyết trống rộng.
1.3. Can, thận hư
       Người tiên thiên bất túc, lo ngĩ quá mức, dâm dục quá độ làm hao tổn tinh huyết, 2 mạch xung nhâm không đầy đủ mà thành bệnh.
2. Biện chứng luận trị
2.1. Huyết hư
a. Triệu chứng: kinh nguyệt vài tháng không hành,sắc mặt vàng úa,đầu mắt xay xẩm, thỉnh thoảng có nhức đầu, tim hồi hộp khí đoản, thắt lung đau nhức yếu sức, ăn uống yếu sút kém, người gầy mòn, da dẻ khô, chất lưỡi mỏng hoặc không có rêu mạch tế nhược.
b. Phương pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết.
c. Phương thuốc: dùng bài Thánh nhũ thang

Nhân sâm
12g
Xuyên khung
8g
Đương quy
12g
Bạch thược
12g
Thục địa
12g
Hoàng kỳ
12g

 Bài 2: Tứ vật thang gia ích mẫu

Thục địa
12g
Đương quy
12g
Bạch thược
12g
Xuyên khung
8g
Ích mẫu
12g



* Trường hợp mà mất máu quá nhiều mà thành bệnh thì dùng bài Nhân sâm dưỡng vinh thang

Nhân sâm
12g
Trần bì
8g
Hoàng kỳ
12g
Bạch truật
12g
Bạch linh
12g
Quế âm
4g
Đương quy
12g
Bạch thược
12g
Thục địa
12g
Chích thạo
4g
Ngũ vị tử
6g
Viện chí
6g
Sinh khương
4g
Đại  táo
12g

*Trường hợp phòng dục quá độ làm cho làm cho tinh huyết kiệt mà thành bệnh thì dùng bài Lục vị địa hoàng thang.
Thục địa
20g
Sơn thù
10g
Hoài sơn
12g
Bạch linh
12g
Trạch tả
12g
Đan bì
10g

* Trường hợp sinh đẻ nhiều hoặc cho con bú nhiều thì dùng bài Thập toàn đại bổ.
Đẳng sâm
12g
Hoàng kỳ
12g
Bạch truật
12g
Nhục quế
6g
Bạch linh
12g
Đương quy
10g
Thục địa
12g
Xuyên khung
8g
Bạch thược
10g
Chích thảo
4g

* Trường hợp chứng hư lao, huyết khô nên dùng bài Khiếp lao thang.
Bạch thược
20g
Ngũ vị
8g
Noàng kỳ
12g
Bán hạ chế
8g
Sa sâm
12g
Phục linh
12g
Thục địa
12g
Đương quy
12g
Cam thảo
8g
A giao
10g

2.2. Thể tỳ hư
a. Triệu chứng: Bế kinh vài tháng, sắc mặt vàng bệc, tinh thần mệt nhọc, tay chân mát lạnh, hoặc hiện ra phù thũng, đầu choáng, đầu căng, tim hồi hộp, có lúc đầy bụng ăn uống sút kém, đại tiện loãng, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm nhược.
b. Phương pháp điều trị:bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết.
c. Phương thuốc: dùng bài Bổ trung ích khí thang gia giảm

Đẳng sâm
12g
Thăng ma
10g
Bạch truật
12g
Sài hồ
8g
Bạch thược
12g
Mạch nha
12g
Chích thảo
4g
Xuyên khung
8g
Chích kỳ
20g
Trần bì
8g
Đương quy
10g



Hoặc bài Quy tỳ thang

Đẳng sâm
12g
Hoàng kỳ
16g
Đương quy
12g
Bạch truật
12g
Mộc hương
6g
Viễn chí
4g
Táo nhân
8g
Phục thần
12g
Long nhãn
6g
Cam thảo
4g
Đại táo
12g



 2.3. Thể can thận âm hư
a. Triệu chứng: kinh nguyệt vài tháng không thấy, thân thể gầy mòn, sắc mặt trắng bệch, 2 gò má ửng đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, sốt cơ, da dẻ khô không nhuận, tim hồ hộp không ngủ, môi đỏ mà khô, lưỡi đỏ nhợt, rêu vàng mỏng mà khô, mạch tế sác.
b. Phương pháp điều trị: bổ thận, dưỡng can.
c. Phương thuốc: dùng bài Bá tử nhaan hoàn hợp với trạch lan thang
 Bài Bá tử nhân hoàn
Bá tử nhân
20g
Trạch lan
40g
Ngưu tất
20g
Tục đoạn
40g
Quyển bá
20g
Thục địa
16g

Hòa với mật, viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên vào lúc đói, ngày uống 2 lần với thuốc sắc Trạch lan thang.
 Bài Trạch lan thang

Trạch lan diệp
8g
Thược dược
8g
Đương quy
8g
Chích thảo
4g

 Hoặc bài Hóa can tiễn

Thục địa
20g
Bạch linh
12g
Đương quy
12g
Hoài sơn
12g
Trạch tả
12g
Bạch thược
12g
Sơn thù
10g
Đan bì
10g
Sài hồ
8g



Cũng có thể dùng bài Toan táo thược dược thang
Toan táo nhân
12g
Sinh địa
12g
Sơn thù
8g
Đương quy
12g
Bạch thược
12g
Nữ trinh tử
12g
bế kinh

B. BẾ KINH DO CHỨNG THỰC

1. Nguyên nhân
1.1 Vị nhiệt
     Nhiệt ở tâm vị tích lại ở trung tiêu mà không dẫn xuống được, làm tâm dịch và huyết nhiệt bị nung nấu mà bể huyết trở nên khô cạn.
1.2. Phong hàn
    Phong hàn tà khí xâm nhập vào tử cung, kết đọng ở mạch xung mạch nhâm mà đường kinh bị ngăn lại.
1.3. Khí uất
    Tình chí uất ức, đường khí không lưa thông, kinh mạch bị bế tắc mà kinh nguyệt không hành.
1.4. Đàm thấp
     Đàm thấp không lưu thông , ủng tắc lại ở tử cung, đường kinh toại ( đường kinh mạch đi ngầm bên trong) bị tắc lại.
1.5. Huyết ứ
     Do huyết ứ ngưng đọng làm trở ngại cho kinh huyết không lưu hành được.
2. Biện chứng luận trị
2.1. Thể vị nhiệt
a. Triệu chứng: kinh nguyệt bế không hành mà mặt vàng, 2 gò má đỏ tâm phiền, tính nóng, đến đêm lên cơn nóng sốt, miệng đắng. họng khô, da thịt gầy mòn, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác.
b. Phương pháp điều trị: thanh vị, tiết nhiệt.
c. Phương thuốc:dùng bài Ngọc trúc toàn

Thục địa
12g
Đại hoàng
4g
Bạch thược
12g
Mang tiêu
4g
Đương quy
12g
Cam thảo
4g
Xuyên khung
8g



* Nếu uống ngọc trúc tán mà kinh chưa hành thì nên uống tiếp Ngọc nữ tiện

Thạch cao
20g
Sinh địa
10g
Mạch môn
12g
Tri mẫu
8g
Ngưu tất
12g



2.2. Thể phong hàn
a. Triệu chứng: Bế kinh vài tháng, mặt xanh, bụng dưới lạnh đau, tay chân không ấm, ngực bực tức, lợm giọng, nôn mửa, đại tiện phân nát, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn.
b. Phương pháp điều trị: ôn kinh, tán hàn, thông trệ.
c. Phương thuốc: dùng bài Lương phương ôn kinh thang

Đương quy
8g
Đan bì
6g
Xuyên khung
6g
Nhân sâm
10g
Thược dược
10g
Ngưu tất
12g
Bạch truật
10g
Quế tân
4g
Chích thảo
4g



* Trường hợp kinh bế, bụng dưới đau , sợ lạnh, thì dùng Ngô thù thang
Ngô thù
8g


Bán hạ
8g
Đương quy
10g
 Cảo bạn
6g
Tế tân
4g
Nhụ quế
6g
Bạch linh
12g
Phòng phong
6g
Đan bì
8g
Chích thạo
8g
Can khương
4g
Mạch môn
4g
Mộc hương
6g

2.2. Thể khí uất
a. Triệu chứng: kinh nguyệt ngừng bế, sắc mặt xanh vàng, tinh thần uất ức, dễ cáu gắt, phiền táo, đầu choáng, tai ù, ngực sườn trướng đau, ít ăn, ợ hơi, chất lượi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
b. Phương pháp điều trị: điều khí, thư uất.
c. Phương thuốc: dùng bài Khai uất nhị trần thang gia giảm

Trần bì
6g
Thanh bì
6g
Bán hạ chế
8g
Nga truật
8g
Bạch linh
12g
Xuyên khung
8g
Cam thảo
4g
Sinh khương
4g
Thương truật
10g
Mộc hương
6g
Hương phụ
12g
Binh lang
8g

* Hoặc uống sài hồ thư uất thang

Sài hồ
8g
Đan bì
8g
Sinh địa
10g
Bạch thược
12g
Hương phụ
12g
Đương quy
12g
Bạch truật
12g
Trạch lan
10g
Sa nhân
6g
Bạch linh
12g
Uất kim
10g
Cam thảo
4g

* Hoặc bài Thanh can đạt uất thang

Sài hồ
8g
Trần bì
6g
Đan bì
8g
Bạch thược
12g
Bạc hà
6g
 Chi tử
10g
Bạch linh
12g
Cam thảo
4g
Cúc hoa
10g
Đương quy
10g

 Bài thuốc nam: ngày uống 2 lần.

Hương phụ tứ chế
20ml
Rượu trắng
20ml

2.4. Thể đàm thấp
a. Triệu chứng: thể trạng béo bệu, kinh nguyệt ngưng bế không hành, ngực tức, đờm nhiều, không muốn ăn uống, có lúc lợm giọng, nôn mửa, miệng nhạt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt
b. Phương pháp điều trị: hóa đàm, thông trệ,
c. Phương thuốc: dùng 1 trong các bài thuốc sau:
Bài 1:

Bán hạ
12g
Sài hồ
40g
Ô mai
12g
Bạch linh
40g
Bạch thược
12g
Sinh địa
80g
Bạch truật
12g
Nữ trinh tử
40g

Bài 2: Thương phụ đạo đàm hoàn

Thương truật
80g
Nam tinh
40g
Hương phụ chế
80g
Chỉ xác
40g
Trần bì
40g
Bạch linh
80g
Bán hạ chế
40g
Cam thảo
40g

*Dùng nước cốt gừng tẩm, phơi khô, ngiền bột, làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 3-4 viên với nước gừng nhạt ngày uống 2 lần.
2.5. Thể huyết ứ
  a. Triệu chứng: kinh bế vài tháng, sắc mặt xanh tối, bụng dưới căng cứng và đau, ấn vào càng đau, tự cảm thấy ngực bụng trướng đầy không thư thái, miệng khô không muốn uống nước, chất lưỡi đỏ tối hoặc có điểm tím ứ huywwts, mạch huyền sáp.
b. Phương pháp điều trị: hoạt huyết, điều khí, thông điều huyết mạch.
c. Phương thuốc: dùng Đại hoàng giá trùng hoàn

Đại hoàng
10g
Thủy điệt
4g
Hoàng cầm
8g
Manh trùng
4g
Tế tân
6g
Can tất
8g
Cam thảo
12g
Giá trùng
4g
Địa hoàng
20g
Đào nhân
4g
Thược dược
16g
Hạnh nhân
8g

 * Nếu kinh bế có kèm thao đau bụng nhiều thì dùng bài Hổ phách tán

Tam lăng
8g
Xuyên khung
10g
Quế chi
6g
Nga truật
10g
Diên hồ sách
8g
Ô dược
8g
Xích thược
10g
Thục điạ
12g
Đan bì
8g
Đương quy
12g

* Nếu kèm theo nóng ruột, đêm không ngủ được, thỉnh thoảng lại ho thì dùng bài Tam hòa thang.

Địa hoàng
12g
Đại hoàng
6g
Liên kiều
8g
Đương quy
8g
Mang tiêu
8g
Chi tử
6g
Xích thược
10g
Hoàng cầm
6g
Bạc hà
6g
Xuyên khung
8g
Cam thảo
4g



* Bài thuốc nam kinh nghiệm

Lá mần tới
16g
Nhân trần
20g
Tô mộc
12g
Nga truật
8g
Thanh bì
12g



* Hoặc bài

Hương phụ
12g
Đương quy
12g
Đào nhân
8g
Ích mẫu
20g
Xích thược
12g
Hồng hoa
8g
Ngưu tất
12g



Bác sĩ:: Nguyễn Như Hoàn